Skip to content Skip to navigation

Nghiên cứu một số hình thức đê quai lấn biển, ứng dụng cho đê quai lấn biển Tiên Lãng

Năm: 
Tóm tắt: 

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc; chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km, có khoảng 2.500 con sông. Mật độ sông ngòi trung bình là 0,6 km/km2, vùng dày đặc nhất (đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long) đạt 4 km/km2. Dọc theo bờ biển dài hơn 3.200km, có hàng trăm cửa sông mang theo hàng triệu m3 phù sa đổ ra biển, tạo nên những bãi bồi rộng lớn lấn ra phía biển hàng chục mét trong một năm, đặc biệt là vùng sông Hồng và sông Cửu Long.

Từ xa xưa cha ông ta đã biết đắp đê quai trên những bãi bồi này, tạo thành những diện tích lớn phục vụ cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên việc đắp đê quai lấn biển trước đây thường được thực hiện trên những diện tích bãi bồi nổi cao, đã ổn định; vì vậy kết cấu đê quai thường là đê đất, thời gian thi công kéo dài trong nhiều năm.

Với công trình đê quai lấn biển Tiên Lãng nhằm phục vụ cho xây dựng sân bay quốc tế diện tích mặt bằng khoảng 4.500ha, tuyến đê quai dài hơn 22km, qua những khu vực sâu tới -1,5m (hệ Hải đồ (HHĐ)), yêu cầu thi công ngắn, đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu giải pháp kết cấu có khả năng thi công nhanh, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thi công, trong khai thác nhưng phải có giá thành rẻ, chính là đòi hỏi đặt ra đối với nghiên cứu của đề tài.

Tải về: