Skip to content Skip to navigation

Bài gửi đăng tiếng Việt

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ

I. BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC

1. Bài viết (Article): Bài viết phải có các phần (1) tên bài viết, tên của tác giả (hay nhóm tác giả), địa chỉ các tác giả, địa chỉ tác giả chịu trách nhiệm về bài viết (địa chỉ gởi thư, email và điện thoại); (2) tóm tắt bài viết bằng Việt và Anh khoảng 200-250 từ; (3) giới thiệu bài viết; (4) vật liệu và phương pháp nghiên cứu; (5) kết quả; (6) thảo luận (có thể kết hợp giữa kết quả và thảo luận); (7) kết luận; (8) lời cảm tạ (nếu có); và (9) tài liệu tham khảo.

Bài viết phải được đánh số như sau: 1, sau đó 1.1, 1.1.1; 1.2, ... Các phần không cần đánh số gồm tóm tắt/abstract, lời cảm tạ (nếu có), tài liệu tham khảo.

2. Bảng và Hình (Tables and Figure-artwork): Bảng phải trình bày rõ và dễ đọc (tránh bảng có nhiều nội dung, khó đọc, phức tạp, cỡ chữ không nhỏ hơn 10); nội dung trên bảng phải sửa được; bảng được đặt gần nội dung liên quan của bài viết.

Hình có thể là hình chụp, hình vẽ, hình vẽ từ máy tính, sơ đồ,… Hình chụp phải rõ nội dung chính và độ phân giải ít nhất 300 dpi. Hình trích từ các báo cáo khác phải ghi chú nguồn và tác giả bài viết chịu trách nhiệm xin phép sử dụng hình của tác giả khác (nếu có).

Sử dụng các thuật ngữ Hình 1, Hình 2,… và Bảng 1, Bảng 2,… để liệt kê thứ tự hình và bảng.

3. Trích dẫn (Citation in text): được thực hiện trực tiếp (hoặc trong ngoặc đơn), liệt kê theo thời gian.

Khi trích dẫn tài liệu trong bài viết, nếu bài có 1-2 tác giả thì liệt kê tất cả; từ 3 tác giả trở lên thì viết tác giả thứ nhất và kèm theo và ctv. (tiếng Việt) hay et al. (tiếng Anh) và in nghiêng. Ví dụ:

1) … ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện có nhiều nông dân đang tích cực thực hiện các mô hình canh tác như luân canh, xen canh, đa canh (Nguyễn Ngọc Hiền và ctv., 2011) và tích hợp (Nhan et al., 2006, Phong et al., 2010) …

2) … Edward et al. (2010) đã chỉ ra rằng ….

4. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài viết phải liệt kê chi tiết trong danh sách tài liệu tham khảo và ngược lại. Trong bài viết, trích dẫn tài liệu người nước ngoài thì sử dụng họ nhưng người Việt thì sử dụng cả họ, chữ lót và tên. Liệt kê chung tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh theo thứ tự a,b,c,… căn cứ vào họ. Một số hướng dẫn cách liệt kê tài liệu tham khảo:

- Tạp chí: Tác giả, năm. Tên bài viết. Tên đầy đủ của tạp chí. Quyển/số: trang bài viết. Ví dụ:

1) Van der Geer, J., Hanraads, J.A.J., Lupton, R.A., 2010. The art of writing a scientific article. Journal of Scientific Communications. 163: 51-59.

2) Lê Tấn Lợi và Nguyễn Hữu Kiệt, 2012. Phân vùng sinh thái nông nghiệp và đánh giá thích nghi đất đai tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 69-78.

Đối với bài báo xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh, nếu tài liệu tham khảo là tiếng Việt thì dịch ra tiếng Anh và ghi (in Vietnamese) ở cuối tài liệu tham khảo.

3) Ngo Quoc Luan, 2013. Chemical investigation of ethyl acetate extracts of stem bark of Cassia grandis L. Vietnam Journal of Chemistry, Vietnamese Academy of Science and Technology. 51(6ABC): 135-140 (in Vietnamese).

- Sách: Tác giả, năm. Tên sách (chủ biên hay editor(s) nếu sách có chủ biên). Lần xuất bản hay Edition (từ lần xuất bản thứ 2). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, số trang. Ví dụ:

1) Boyd, C.E., 1995. Bottom Soils, Sediment, and Pond Aquaculture Chapman and Hall. New York, 348 pages.

2) Strunk, W., White, E.B., 2000. The Elements of Style, Fourth Edition. New York, 105 pages.

- Sách có nhiều chương/bài có tác giả riêng và có chủ biên: Tác giả, năm. Tên chương/bài. In (trong): Chủ biên hay Editor(s). Tên sách. Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, trang chương/bài.

Ví dụ: Mettam, G.R., Adams, L.B., 2009. How to prepare an electronic version of your article. In: Jones, B.S., Smith, R.Z. (Eds.). Introduction to the Electronic Age. E-Publishing Inc. New York, pp. 281-304.

- Tài liệu hội thảo, hội nghị: Tác giả, năm. Tên bài viết. In (trong): Chủ biên hay Editor(s). Tên sách. Tên hội nghị, thời gian hội nghị, địa điểm hội nghị. Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, trang bài viết. Ví dụ:

Benzie, J.A.H., E. Ballment and S. Brusher, 1993. Genetic structure of Penaeus monodon in Australia: concordant results from mtDNA and allozymes. In: G.A.E. Gall and H. Chen (Editors). Genetics in Aquaculture IV. Proceedings of the Fourth International Symposium, 29 April to 3 May 1991, Wuhan, China. Elsevier. New York, Aquaculture, 111: 89-93).

- Văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành (nghị định, chỉ thị, thông tư, quyết định,…): Tên cơ quan, năm. Số hiệu, ngày ban hành và tên văn bản. Nếu văn bản có được tham khảo trên mạng: Tên cơ quan, năm. Số hiệu, ngày ban hành và tên văn bản, ngày truy cập/accessed on. Địa chỉ/Available from URL. Ví dụ:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL, ngày 20/12/2010 về việc “Phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT”, truy cập ngày 15/12/2014. Địa chỉ: http://law.omard.gov.vn/Trangchu/tabid/40/Type/4/LoaiVanBan/5/LinhVuc/19...

- Luận văn, luận án: Tên tác giả, năm. Tên luận văn/luận án. Bậc tốt nghiệp (cao học/tiến sĩ). Tên trường. Địa danh của trường. Ví dụ:

Tain, F.H., 1999. Impacts of aquaculture extension on small-scale Oreochromis niloticus production in northeastern Thailand. Master thesis. The University of Michigan. Ann Arbor, Michigan.

- Trích từ website: Tên tác giả, năm. Tên bài viết, ngày truy cập/accessed on. Địa chỉ/Available from URL. Ví dụ:

Min, K., 1998. Wastewater pollution in China, accessed on 18 September 2015. Available from http://darwin.bio.uci.edu/sustain/suscoasts/krismin.html

- Tên khoa học: Tên khoa học phải được viết đầy đủ trong lần viết đầu tiên trong bài viết, lần tiếp theo có thể viết tắt; in nghiêng; không cần viết kèm tên tác giả.

5. Đơn vị đo lường

- Chiều dài, diện tích, thể tích: mm, cm, km, mm2, cm2, m3, µL, mL, L,…

- Khối lượng: g, kg, ng, µg, mg, kg, t, Da, kDa,…

- Nồng độ: nM, µM, mM, M, %, µg/L, mg/L, g/L,..

- Đơn vị đo lường: viết tách số một khoảng (space bar) (ví dụ: 5 L, 5 kg, 5 ppm,…) nhưng % thì viết liền (ví dụ: 5%)

- Số thập phân phải dùng dấu phẩy và số từ hàng ngàn trở lên thì dùng dấu chấm.

- Phương pháp dùng số thập phân căn cứ vào mức độ đo lường của phương pháp nghiên cứu.
Ví dụ: Nếu đo hay cân được 2 số lẻ thì có thể dùng đến 2 số lẻ nhưng không dùng hơn 2 số lẻ. Thông thường thì dùng phương pháp chính xác 1% nghĩa là nếu phần số nguyên là hàng đơn vị (từ 1-9) dùng 2 số thập phân; nếu là hàng chục (từ 10-99) thì dùng 1 số thập phân và nếu hàng trăm trở lên (≥100) thì không dùng số thập phân.

II. BÀI THÔNG BÁO KHOA HỌC

1. Bài viết bằng tiếng Việt có phần tóm tắt bằng tiếng Việt và Anh. Trang đầu của bài viết phải có các phần như: tên bài viết, tên của tác giả hay nhóm tác giả, địa chỉ của tác giả, địa chỉ của tác giả chịu trách nhiệm về bài viết (địa chỉ gởi thư, email và điện thoại). Tóm tắt bài viết tiếng Việt và Anh khoảng 200 từ.

2. Bài viết không cần phải cấu trúc như một bài viết truyền thống; bài viết gồm các nội dung chính như: (1) tóm tắt, (2) giới thiệu, (3) kết quả và thảo luận, (4) lời cảm tạ và (6) tài liệu tham khảo.

3. Bài viết nên hạn chế dùng nhiều bảng, hình và tài liệu tham khảo.

4. Phương pháp trình bày hình, bảng, tài liệu tham khảo, tên khoa học, đơn vị đo lường,… giống như các viết bài báo khoa học.

III. BÀI TỔNG QUAN

1. Bài viết bằng tiếng Việt có phần tóm tắt bằng tiếng Việt và Anh. Trang đầu của bài viết phải có các phần như: tên bài viết, tên của tác giả hay nhóm tác giả, địa chỉ của tác giả, địa chỉ của tác giả chịu trách nhiệm về bài viết (địa chỉ gởi thư, email và điện thoại). Tóm tắt bài viết tiếng Việt và Anh khoảng 200 từ.

2. Bài viết không cần phải cấu trúc như một bài viết truyền thống; bài viết gồm các nội dung chính như: (1) tóm tắt, (2) giới thiệu, (3) nội dung, (4) lời cảm tạ, (6) tài liệu tham khảo.

3. Phương pháp trình bày hình, bảng, tài liệu tham khảo, tên khoa học, đơn vị đo lường,… giống như cách viết bài báo khoa học.

>> Tải Hướng dẫn dạng file .PDF