Skip to content Skip to navigation

Nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài Khoa học và Công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tế ảo (VR) trong huấn luyện kỹ năng thông tin liên lạc đối với máy VHF cầm tay cho thuyền viên Việt Nam”, Mã số DT223028

15h00, ngày 09/3/2023, tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tế ảo (VR) trong huấn luyện kỹ năng thông tin liên lạc đối với máy VHF cầm tay cho thuyền viên Việt Nam”, Mã số DT223028, do PGS.TS. Nguyễn Mạnh Cường làm chủ nhiệm đề tài.
Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ được thành lập gồm 7 thành viên, do PGS.TS. Phạm Tâm Thành – PTP. Khoa học – Công nghệ, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị theo Quyết định thành lập hội đồng Khoa học công nghệ cấp Cơ sở số 296/QĐ-ĐHHHVN-KHCN ngày 07/3/2023 của Hiệu trưởng Trường ĐHHHVN.
Tham dự buổi đánh giá nghiệm thu có phòng KH-CN, các thành viên hội đồng trong và ngoài trường, Chủ nhiệm đề tài, thành viên tham gia thực hiện đề tài cùng các giảng viên, các nhà khoa học quan tâm tới dự.
Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng một hệ thống mô phỏng thực thế ảo (VR) cho máy VHF cầm tay – VHF Sailor 3520 với các chức năng sử dụng giống như máy thật của nhà sản xuất, phục vụ huấn luyện kỹ năng liên lạc cho thuyền viên Việt Nam.
Đề tài đã được tác giả trình bày báo cáo trước toàn thể Hội đồng đánh giá nghiệm thu, cùng nhận xét và trao đổi, góp ý cho đề tài, với các nội dung tổng hợp, phân tích được đầy đủ các yêu cầu của Tổ chức hàng hải thế giới (IMO) và Việt Nam đối với thông tin liên lạc hàng hải; tổng hợp phân tích được các giải pháp mô phỏng thực tế ảo (VR) cho máy VHF cầm tay – VHF Sailor 3520; đưa ra được phương pháp tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ mô phỏng VR cho máy VHF Sailor 3520; thiết lập chương trình mô phỏng. Kết quả đề tài đã nghiên cứu thành công hệ thống mô phỏng thực tế ảo VR thiết bị VHF cầm tay với đầy đủ chức năng và kết cấu của thiết bị VHF Sailor 3520 với phần cứng và phần mềm, thiết bị đã được thử nghiệm trong huấn luyện kỹ năng thông tin liên lạc cho thuyền viên Việt Nam, đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật và tính năng chủ yếu. Kết quả nghiên cứu là tiền đề và là nền tảng cho nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển giải pháp công nghệ này cho các trang thiết bị hàng hải khác như Radar/Arpa, máy lái tự động, la bàn con quay,… nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực ngành đi biển tại Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0.
Kết quả đề tài đã được Hội đồng nhất trí đánh giá Đạt.