Hội nghị An toàn giao thông (ATGT) là Hội nghị thường niên do Ủy ban ATGT quốc gia tổ chức nhằm thu hút các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý công bố, trao đổi, thảo luận các kết quả nghiên cứu khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực ATGT, đề xuất các giải pháp cụ thể trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, giảm thiểu ATGT tại Việt Nam, đồng thời gia tăng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ATGT.
Hội nghị an toàn giao thông (ATGT) Việt Nam năm 2021 (lần thứ 7) diễn ra trong hai ngày 02/12 và 03/12/2021. Hội nghị năm nay đề cập đến ATGT của tất cả các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, thủy nội địa, hàng hải và hàng không, chia thành 9 Tiểu ban: Quản lý an toàn giao thông; Hạ tầng và tổ chức giao thông; Phương tiện giao thông; Người tham gia giao thông; Ứng phó sau tai nạn giao thông; An toàn giao thông đường sắt; An toàn giao thông đường thủy nội địa và hàng hải; An toàn giao thông hàng không và kinh nghiệm Quốc tế về ATGT. Các Tiểu ban sẽ tiến hành họp trực tuyến đồng thời trong ngày 02/12/2021 và trực tiếp báo cáo tổng hợp kết quả làm việc của Tiểu ban trong phiên Hội nghị chính thức ngày 03/12/2021.
Với vai trò là Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ kinh tế biển hàng đầu của cả nước, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam vinh dự được đề cử làm Trưởng Tiểu ban ATGT Đường thủy nội địa và Hàng hải của Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2021, đồng thời đóng góp 02 báo cáo quan trọng cho Hội nghị về các giải pháp giảm thiểu ATGT trong lĩnh vực hàng hải.
Tại phiên thảo luận của Tiểu ban trong ngày 2/12/2021 dưới sự điều hành của PGS.TS. Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, các thành viên Tiểu ban đã cùng với các nhà khoa học chuyên môn, các cơ quan quản lý chuyên ngành và các nhóm tác giả tiến hành trao đổi và thảo luận về các nội dung chính như sau:
- Công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch và các giải pháp Cục Đăng kiểm Việt Nam đang và sẽ thực hiện;
- Các quy định mới của IMO liên quan đến an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển đã được các quốc gia thành viên IMO thông qua và sẽ có hiệu lực trong thời gian tới;
- Phân tích chuyên sâu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động chuyển đổi số trong ngành hàng hải Việt Nam;
- Trao đổi về một nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ quá trình phòng tránh đâm va trong quá trình hành hải và điều động tàu.
Hội nghị an toàn giao thông (ATGT) Việt Nam năm 2021 (lần thứ 7) diễn ra trong hai ngày 02/12 và 03/12/2021. Hội nghị năm nay đề cập đến ATGT của tất cả các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, thủy nội địa, hàng hải và hàng không, chia thành 9 Tiểu ban: Quản lý an toàn giao thông; Hạ tầng và tổ chức giao thông; Phương tiện giao thông; Người tham gia giao thông; Ứng phó sau tai nạn giao thông; An toàn giao thông đường sắt; An toàn giao thông đường thủy nội địa và hàng hải; An toàn giao thông hàng không và kinh nghiệm Quốc tế về ATGT. Các Tiểu ban sẽ tiến hành họp trực tuyến đồng thời trong ngày 02/12/2021 và trực tiếp báo cáo tổng hợp kết quả làm việc của Tiểu ban trong phiên Hội nghị chính thức ngày 03/12/2021.
Với vai trò là Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ kinh tế biển hàng đầu của cả nước, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam vinh dự được đề cử làm Trưởng Tiểu ban ATGT Đường thủy nội địa và Hàng hải của Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2021, đồng thời đóng góp 02 báo cáo quan trọng cho Hội nghị về các giải pháp giảm thiểu ATGT trong lĩnh vực hàng hải.
Tại phiên thảo luận của Tiểu ban trong ngày 2/12/2021 dưới sự điều hành của PGS.TS. Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, các thành viên Tiểu ban đã cùng với các nhà khoa học chuyên môn, các cơ quan quản lý chuyên ngành và các nhóm tác giả tiến hành trao đổi và thảo luận về các nội dung chính như sau:
- Công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch và các giải pháp Cục Đăng kiểm Việt Nam đang và sẽ thực hiện;
- Các quy định mới của IMO liên quan đến an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển đã được các quốc gia thành viên IMO thông qua và sẽ có hiệu lực trong thời gian tới;
- Phân tích chuyên sâu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động chuyển đổi số trong ngành hàng hải Việt Nam;
- Trao đổi về một nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ quá trình phòng tránh đâm va trong quá trình hành hải và điều động tàu.
PGS.TS. Phạm Xuân Dương - Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trưởng Tiểu ban ATGT Đường thủy nội địa và Hàng hải, Hội nghị ATGT Việt Nam 2021 điều hành phiên thảo luận trực tuyến.
Sáng ngày 03/12/2021, tại Hà Nội, Phiên toàn thể của Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2021 đã diễn ra dưới sự điều hành của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT, đồng chí Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia và 400 đại biểu đến từ 63 địa phương, lãnh đạo và đại diện các bộ, ngành Trung ương có thành viên trong Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức có liên quan tới lĩnh vực ATGT.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, Ủy viên thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tai nạn giao thông đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với sinh mạng, sức khỏe và tài sản của người dân, cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, Ủy viên thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tai nạn giao thông đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với sinh mạng, sức khỏe và tài sản của người dân, cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu thay mặt Tiểu ban ATGT Đường thủy nội địa và Hàng hải tại Hội nghị, PGS. TS. Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã báo cáo kết quả làm việc và tổng hợp các đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ban ngành và cơ quan có liên quan, cụ thể như sau:
- Kiến nghị đối với công tác đăng kiểm phương tiện đường thủy nội địa: Bộ Giao thông vận tải cần xem xét, giao kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cập nhật, bổ sung quy định quản lý phương tiện chở khách du lịch; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải cùng phối hợp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền phổ biến Luật; Chỉ đạo các đơn vị cảnh sát giao thông, các cảng vụ, thanh tra giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa để chủ phương tiện chấp hành việc đăng kiểm phương tiện, trong đó, công tác tuần tra kiểm soát là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan hữu quan, các quận, huyện, phường, xã tăng cường kiểm soát theo thẩm quyền, cùng phối hợp thực hiện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa chở khách du lịch;
- Kiến nghị về nghiệp vụ dẫn tàu an toàn và điều tra tai nạn hàng hải: Ngoài yếu tố kinh nghiệm và sự tuân thủ các nguyên tắc điều động tránh va của người điều khiển tàu, đề xuất nghiên cứu, xây dựng, áp dụng quy trình tính toán để lượng hóa và dự báo được khoảng cách ngang nguy hiểm cũng như thời điểm tiềm ẩn nguy cơ đâm va. Quy trình tính toán này cũng là nền tảng lý thuyết quan trọng trong mô phỏng dự báo đâm va tàu, có thể ứng dụng trong việc tái dựng lại và phân tích kịch bản đâm va trong quá trình điều tra các vụ tai nạn hàng hải có khả năng xuất hiện hiệu ứng tương tác hút giữa 2 tàu khi tránh vượt ở cự ly gần.
- Kiến nghị về nghiệp vụ dẫn tàu an toàn và điều tra tai nạn hàng hải: Ngoài yếu tố kinh nghiệm và sự tuân thủ các nguyên tắc điều động tránh va của người điều khiển tàu, đề xuất nghiên cứu, xây dựng, áp dụng quy trình tính toán để lượng hóa và dự báo được khoảng cách ngang nguy hiểm cũng như thời điểm tiềm ẩn nguy cơ đâm va. Quy trình tính toán này cũng là nền tảng lý thuyết quan trọng trong mô phỏng dự báo đâm va tàu, có thể ứng dụng trong việc tái dựng lại và phân tích kịch bản đâm va trong quá trình điều tra các vụ tai nạn hàng hải có khả năng xuất hiện hiệu ứng tương tác hút giữa 2 tàu khi tránh vượt ở cự ly gần.
PGS.TS. Phạm Xuân Dương - Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trưởng Tiểu ban ATGT Đường thủy nội địa và Hàng hải phát biểu tại Hội nghị ATGT Việt Nam lần thứ 7
Báo cáo tổng hợp của Tiểu ban ATGT Đường thủy nội địa và Hàng hải đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu tham dự Hội nghị. Trong bài phát biểu tổng kết Hội nghị, đồng chí Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGTQG, đã đánh giá rất cao các đề xuất của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng và của Tiểu ban ATGT Đường thủy nội địa & Hàng hải nói chung, đối với các giải pháp mang tính vĩ mô cho ATGT ngành hàng hải, cũng như các nghiên cứu chuyên sâu về bài toán cụ thể tránh va chạm trong lĩnh vực hàng hải và điều động tàu.
Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng phát biểu tổng kết Hội nghị
Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2021 đã thành công tốt đẹp đồng thời mở ra hướng đi mới cho tình trạng giao thông của Việt Nam trong tương lai ở tất cả các lĩnh vực như các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, thủy nội địa, hàng hải và hàng không, theo đúng định hướng trong bài phát biểu khai mạc của đồng chí Thứ trưởng Bộ GTVT: "Giao thông an toàn là mong muốn của nhân dân, đồng thời là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị và cũng là nỗi trăn trở tất cả chúng ta. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong đó có sự đồng hành của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, chắc chắn ATGT tại Việt nam sẽ ngày một tốt hơn". Sự tham gia tích cực và có hiệu quả của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong Hội nghị lần này đã góp phần nâng cao và khẳng định vai trò, vị thế của một Trường trọng điểm quốc gia, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của đất nước và khu vực trong chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước.
Phòng Khoa học - Công nghệ tổng hợp