Ngày 12/12/2017 tại Phòng Hội thảo Quốc tế số 1, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tiến hành cuộc họp của Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở giai đoạn 1 kết quả thực hiện nhiệm vụ Môi trường năm 2017: “Xây dựng quy trình về sơn vỏ phương tiện thủy nội địa thân thiện với môi trường” - Mã số: MT171004 do PGS.TS. Đỗ Quang Khải chủ nhiệm.
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đánh giá và các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học đã được nghe PGS.TS. Đỗ Quang Khai cùng nhóm cán bộ thực hiện đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài:
- Đề tài đã tổng hợp được phương pháp chống ăn mòn tàu thủy, những quy định về bảo vệ môi trường do sơn tàu biển của các tổ chức: tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), đăng kiểm quốc tế (IACS), quy định của Đăng kiểm Việt Nam về sơn cho tàu biển; quy định của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và các văn bản có liên quan;
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá được thành phần sơn của các hãng sơn đang có trên thị trường hiện nay;
- Tổng hợp, đánh giá quy trình làm sách và sơn của một số đơn vị đóng tàu tại Việt Nam;
Qua kết quả nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá các nội dung trên, nhóm đề tài đã đưa ra những đặc điểm cần có của Quy trình làm sạch và sơn tàu thủy:
+ Quy trình của các đơn vị đóng tàu lập ra đều tuân thủ quy trình của hãng sơn cung cấp; đều chú trọng đến việc đảm bảo chát lượng, chiều dày các lớp khi sơn; quan tâm, chú ý đảm bảo an toàn lao động khi thi công làm sạch và sơn;
+ Việc làm sạch, phần lớn các đơn vị đều kết hợp các phương pháp cơ giới, thủ công và sử dụng hóa chất để làm sách. Nhưng biện pháp chủ yếu vẫn là phun cái hoặc phun hạt nic;
+ Mỗi đơn vị đóng tàu có điều kiện vật chất và trang thiết bị có hơi khác nhau. Một số đơn vị được trang bị nhà xưởng làm sạch, sơn chi tiết và phân tổng đoạn, điều đó cho phép giảm thiểu ảnh hưởng do quá trình làm sạch và sơn đến ức khỏe con người và môi trường. Tuy nhiên, phần lớn việc làm sạch khi đóng mới phương tiện thủy nội địa, khi sửa chữa tày, thường thực hiện ngoài trời (ngoài triền đà); vì thế, việc làm này ảnh hưởng nhiều đến điều kiện môi trường và sức khỏe người lao động;
+ Do trong thành phần sơn chống hà có nhiều độc tố, những độc tố này có thể gây tổn thương đến đường hô hấp, tiêu hóa, da,… kể cả cấp tính lẫn mãn tính và rất độc hại đối với thủy sinh.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng quy trình (đặc biệt là sơn chống hà) có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong việc đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sinh thái và sinh vật thủy sinh.
Qua các ý kiến từ các phản biện đề án và các thành viên hội đồng tham dự tham gia đánh giá, Hội đồng đã kết luận đề án đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra theo đề cương được duyệt ở giai đoạn 1, đề nghị nhóm Tác giả tiếp tục hoàn thiện đề an trong giai đoạn tiếp theo.
Một số hình ảnh tại cuộc họp đánh giá, nghiệm thu đề án:
Các thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu
Chủ nhiệm đề án thay mặt nhóm tác giả thực hiện báo cáo kết quả đạt được
Các ý kiến phản biện và ý kiến của thành viên Hội đồng
Nhóm đề án trao đổi và giải trình những ý kiến được đưa ra
Kết luận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu
Tin do Phòng Khoa học - Công nghệ tổng hợp